Catalytic converter là gì?

Bầu lọc khí thải Catalytic converter là gì? Và có tác dụng như nào cho xe ô tô? Đi bao lâu cần vệ sinh Bộ lọc khí thải Catalytic converter Hãy cùng Mannol Vietnam tìm hiểu bộ phận quan trọng không thể thiếu cho xe qua bài viết dưới đây:

Bộ xúc tác khí thải (thường gọi là bầu lọc khí thải Catalytic Converter được biết đến là 1 bộ phận có chức năng làm giảm thiểu lượng độc hại trong khí thải mà ô tô thải ra như HC-hydrocacbon, CO, NOx…

Bầu lọc Catalytic converter là bộ phận quan trọng không thể thiếu trên xe, vì vậy mà nó được thiết kế bền bỉ, chắc chắn. Tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng xe, bạn nên vệ sinh Catalytics Converter để đạt hiệu quả lọc khí thải tốt nhất khi vận hành.

Bầu lọc catalytic

I. Cấu tạo của bộ lọc khí thải Catalytic converter

Các nhà sản xuất ô tô trang bị cho những chiếc ô tô thêm một thiết bị trung hòa khí thải tạm gọi là Catalytic Converter. Bộ phận này sẽ giúp cho những chiếc xe ô tô của bạn giảm thiểu đi những chất khí độc hại với môi trường. Các nhà sản xuất và các kỹ sư đã phải chế tạo ra một bộ phận có thể giúp việc chuyển đổi những chất khí thải độc hại này thành những dạng khí thải với thành phần hóa học khác khác mang tới ít ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn.

Cấu tạo bộ lọc khí thải catalytic converter

Những chất khí thải độc hại bao gồm có: NO, NO2, CO, HC… khi qua nó sẽ trở thành chất khí khác ít độc hại hơn như N2, CO2, H2O… Bầu lọc khí thải Catalytic Converter có lõi lọc khí thải dạng như một tổ ong được làm bằng chất liệu Ceramic, kim loại. Chiếc lõi này được phủ lên thêm chất xúc tác hóa học thường là một kim loại quý hiếm như Platinum, Rhodium, Palladium… Giúp phản ứng với chất khí thải độc hại.

II. Bộ lọc khí thải catalytic converter thường có 3 lớp bao gồm:

  1. Lớp xúc tác thứ nhất: Làm từ platinum và rhodium để làm giảm khí NOx.
  2. Lớp xúc tác oxy hóa: Lớp này giúp làm giảm lượng hydrocarbon và carbon monoxide. Bằng cách đốt cháy chúng nhờ chất liệu platinum và palladium.
  3. Lớp cuối cùng là hệ thống kiểm soát lượng khí thải từ đó sử dụng thông tin này nhằm điều chỉnh chính xác hệ thống phun nhiên liệu của ô tô. Một bộ cảm biến không khí được gắn giữa bộ trung hòa khí thải và động cơ.


III. Thời điểm nên vệ sinh bầu lọc catalytic converter

Theo khuyến cáo, trung bình xe đi từ 2-3 vạn thì nên vệ sinh hệ thống lọc catalytic và buồng đốt một lần. Ngoài ra, ngay sau khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây. Bạn nên cho xe ra gara để kiểm tra hay tự mua sản phẩm làm sạch về sử dụng.

  • Động cơ giảm công suất
  • Mùi trứng thối quanh xe
  • Tiếng lộp bộp bên dưới xe
  • Xe chết máy khi chạy cầm chừng
  • Khói đen là dấu hiệu cho sự tiêu hao nhiên liệu và vấn đề của bộ xúc tác
Tham khảo: Thời điểm vệ sinh bộ lọc khí thải catalytic converter

Ngoài ra thì điều này có kéo theo nhiều vấn đề hư hỏng khác nữa…Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên bạn nên cho xe đến các trung tâm bảo dưỡng ô tô uy tín.

IV. Cách bảo dưỡng catalytic converter

Để giúp cho bộ xúc tác khí thải Catalytic converter luôn hoạt động tốt, kéo dài tuổi thọ cũng như tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế bộ lọc khí thải Catalytic converter thì hơn bao giờ hết bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh, chăm sóc bộ xúc tác khí thải Catalytic converter bằng cách:

– Thay thế bugi khi chúng bám muội than, hay bị ăn mòn các điện cực

– Sửa chữa các vấn đề liên quan đến hệ thống đánh lửa

V. Sử dụng phụ gia tẩy rửa chuyên dụng

Việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng sẽ giúp làm sạch muội than và cặn carbon tồn đọng trên bầu lọc Catalytic, giúp xe vận hành trơn tru và bền bỉ hơn. Sản phẩm của Đức đang được người dùng lựa chọn và đánh giá cao đó là: German Adler Catalyst Cleaner bạn có thể mua tại NPP Việt Nam số 9 Trần Kim Xuyến, Cầu Giấy, Hà Nội hay mua hàng trực tiếp TẠI ĐÂY