Hướng dẫn vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô

Điều hoà làm mát kém, có mùi hoặc tiếng kêu lạ khi hoạt động? – Nếu gặp phải các vấn đề này, bạn nên vệ sinh ngay điều hoà: lọc gió, quạt gió hoặc dàn lạnh cho xe của mình.

Thao tác đơn giản nhất và bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà, đó là vệ sinh tấm lọc gió điều hoà, việc này nên được thực hiện mỗi ba tháng. Bởi lẽ tấm lọc điều hoà là nơi ngăn bụi từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào trong xe. Việc vệ sinh tấm lọc sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ của các hành khách, cũng như tăng tuổi thọ cho điều hoà.

Với những tài xe có kỹ thuật cơ bản hoàn toàn có thể tự tháo quạt gió điều hoà và vệ sinh bộ phận này. Trên đa số các mẫu xe du lịch hiện nay, quạt gió điều hoà được đặt ở phía sau cốp đồ đối diện ghế phụ.

Quạt gió điều hoà thường được cố định bởi 3 con ốc hoặc ngàm lẫy (tuỳ từng loại xe). Sau khi tháo lọc gió điều hoà, bạn hãy ngắt giắc kết nối điện và tháo quạt gió ra để vệ sinh, cọ rửa. Bên trong quạt gió thường chứa nhiều dị vật như: lá cây, bụi bẩn vón cục, hay thậm chí là những mẩu xương do chuột tha vào bên trong.

Đây chính là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu cho xe, hoặc những tiếng kêu lạ khi bật quạt gió. Nhiều người thường được quảng cáo sử dụng các loại bình xịt khử mùi, xịt từ trên họng gió điều hoà xuống để tạo hương thơm.

Việc vệ sinh dàn lạnh điều hòa nên được thực hiện định kỳ để có hiệu quả tốt nhất. Thay vì cho xe ra garage, bạn có thể sử dụng các sản phẩm làm sạch

Công việc này đòi hỏi phải có máy móc chuyên dụng (máy nội soi có gắn camera, máy phun nước áp lực cao). Hoặc bạn cũng có thể đem xe của mình tới những gara làm dịch vụ để thực hiện vệ sinh chuyên sâu dành cho dàn lạnh điều hoà.

Ưu điểm của phương pháp vệ sinh nội soi dàn lạnh điều hoà nằm ở hai yếu tố: Một là người thực hiện có thể quan sát trực quan được bên trong đường ống dàn lạnh: vị trí nào bị bụi bẩn, vị trí nào có bùn cặn hay nấm mốc. Qua đó, quá trình vệ sinh được thực hiện rất hiệu quả.

Thứ hai là việc vệ sinh nội soi dàn lạnh không đòi hỏi phải tháo rời toàn bộ mặt táp-lô. Việc này giúp cho xe giữ được “zin” như khi xuất xưởng, tránh trường hợp thợ tay nghề kém, tháo lắp các bộ phận không được chuẩn, dẫn tới cong vênh hoặc lung lay các bộ phận linh kiện.

Đầu tiên là xịt rửa ống dàn lạnh, sau đó là xịt rửa họng gió kính lái và các họng gió khác.

Đầu tiên, người thực hiện sử dụng vòi phun áp lực cao, luồn vào trong đường ống dàn lạnh, quan sát và xịt nước vào các vị trí cần vệ sinh. Tiếp theo là họng sấy kính nằm ở bên trên, trong cùng của mặt táp-lô. Và cuối cùng là các họng gió điều hoà nằm trên mặt táp-lô và cửa gió hàng ghế phía sau. Việc xịt rửa vệ sinh cần được thực hiện nhiều lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Nước thải từ quá trình vệ sinh dàn lạnh điều hoà sẽ thoát ra ngoài thông qua đường ống bên dưới gầm xe. Để tăng cường hiệu quả vệ sinh, bạn có thể sử dụng kèm các loại hoá chất chuyên dụng, giúp loại bỏ mảng bám, tạo mùi hương dễ chịu cho dàn lạnh