Xe ô tô bị hết nước làm mát? Cách xử lý và thay thế

Nước làm mát giữ vai trò quan trọng trong việc vận hành của động cơ. Khi xe ô tô bị hết nước làm mát hoặc bị hao cần xử lý ngay để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời bạn phải biết chọn lựa và sử dụng nước làm mát ô tô loại nào tốt và phù hợp với xe.

Nước làm mát là một loại dung dịch không thể thiếu đối với động cơ. Loại nước này có tác dụng chống đông khi nhiệt độ xuống thấp bảo vệ két nước không bị vỡ khi nước đóng băng và nở ra. Hơn thế nữa, nước làm mát còn tăng điểm sôi của nước, giúp hấp thụ tốt hơn lượng nhiệt từ động cơ và giúp động cơ làm việc mát hơn so với sử dụng nước thông thường.

Nếu nước làm mát không đủ hoặc xe ô tô bị hết nước làm mát sẽ làm cho các bộ phận bị nóng lên, xe sẽ không thể hoạt động và nặng hơn có thể gây hỏng các chi tiết máy khác. Vì vậy mà việc bảo dưỡng, kiểm tra két nước định kỳ sẽ giúp ta tránh được những thiệt hại không mong muốn xảy ra.

I. Những nguyên nhân dẫn đến việc xe ô tô bị hết nước làm mát

Thông thường sẽ có hai nguyên nhân chính gây ra việc cạn nước làm mát:

1. Bị rò rỉ ra bên ngoài dẫn đến xe ô tô bị hết nước làm mát

Các đường ống dẫn hoặc các đường nối có vị trí nào đó bị rò rỉ sẽ dẫn đến việc nước làm mát bị hao đi. Rất có thể các vị trí rò rỉ rất nhỏ và khó nhìn, việc nước làm mát bị mất đi từ từ nên khó có thể phát hiện ra sớm. Ngoài ra có thể là do các nút bị ăn mòn do thời gian đã lâu ngày. Hoặc nắp của két nước làm mát ô tô bị hỏng làm nước bị bay hơi đi khi nóng lên.

Vị trí đường ống dẫn bị ăn mòn là nguyên nhân gây rò rỉ nước Nếu không kiểm tra và không phát hiện ra sự cố thì cứ sau một thời gian thì lượng nước làm mát lại bị hao đi vì chúng mất đi từ từ mà không có dấu hiệu nước bị chảy dưới gầm xe.

2. Nước làm mát bị lọt vào bên trong buồng đốt

Gioăng quy lát hay chính là ron làm kín nắp máy và thân máy. Nếu bộ phận này bị hư hỏng, động cơ sẽ bị tụt công suất, mất lửa, giảm áp suất nén, nước làm mát hao hụt… đây cũng là nguyên nhân khiến cho nước làm mát của động cơ bị thông sang với đường dầu hoặc là sẽ đi vào buồng đốt.

Việc hao nước làm cũng cũng khiến động cơ sẽ có hiện tượng bị rung giật hoặc máy nổ không ổn định.

Trong những trường hợp này, cần bổ sung nước làm mát ô tô, nếu không xử lý kịp thời có thể khiến xe không hoạt động được.

II. Cách xử lý khi bị hao nước làm mát

Cách kiểm tra nước làm mát ô tô: nếu thấy nước làm mát cho bị rò rỉ và hao hụt, thấp hơn mức “Low” thì cần bổ sung thêm. Hoặc nếu phát hiện những tình trạng nghiêm trọng cần đưa xe tới ngay các trung tâm sửa chữa để được khắc phục kịp thời.

Dưới đây là các bước thay nước mát cho xe ô tô
  • Xác định vị trí bình nước làm mát động cơ và tháo nắp đậy bình.
  • Kiểm tra nước làm mát ô tô
  • Cách pha nước làm mát xe ô tô : pha hỗn hợp 50/50 giữa dung dịch làm mát động cơ và nước cất và đổ vào bình dung dịch nước làm mát.
  • Châm cho tới khi mức nước đạt mức tiêu chuẩn (không nên châm trực tiếp nước làm mát mà không pha với nước cất vào két nước làm mát động cơ).
  • Trong trường hợp khẩn cấp không có nước cất thì có thể sử dụng nước sạch để thay thế.
  • Sau khi thêm dung dịch nước làm mát, kiểm tra mức dung dịch vài lần, cho tới khi mức dung dịch ổn định hẳn.

Lưu ý : chỉ sử dụng loại dung dịch nước làm mát theo hướng dẫn, không sử dụng thêm các chất phụ gia vì có thể gây hư hại và không được hưởng chính sách bảo hành của nhà sản xuất.

III. Có thể pha thêm nước vào dung dịch làm mát không?

Nước làm mát bao gồm nước cất và dung dịch ethylene glycol làm mát và một số chất khác có tác dụng ngăn ngừa quá trình ăn mòn, chống bốc hơi…

Còn nước lã dùng cho sinh hoạt có chứa nhiều hợp chất và có cả cặn khoáng, đá vôi.

Nếu sử dụng nước lã trộn vào nước làm mát trong 1 thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của động cơ.

Trong trường hợp khẩn cấp không có nước cất thì có thể sử dụng nước sạch để làm cách bổ sung nước làm mát ô tô thay thế nhưng đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời.

Bao lâu cần thay nước làm mát?

Thông thường, sau khi di đi đi được từ 40.000 – 50.000 km (khoảng 2-3 năm) thì chúng ta cần vệ sinh két làm mát và thay dung dịch nước làm mát.

Tuy nhiên, nếu sử dụng xe với tần suất suất lớn điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay luôn chở tải trọng lớn cũng sẽ làm cho nước làm mát nhanh cạn và cần thêm hoặc thay thế.

Vì vậy cách chăm sóc và bảo dưỡng tốt nhất đó là thường xuyên kiểm tra nước làm mát và bình làm mát..

IV. Nước làm mát loại nào tốt ?

Chọn nước làm mát xe ô tô loại nào tốt và giá bơm nước làm mát ô tô là mối quan tâm của rất nhiều chủ xe. Làm sao chọn được loại đảm bảo được độ mát cho động cơ, bảo vệ máy, vừa phải hợp lí về giá cả.

Thông thường các loại nước làm mát xe ô tô trên thị trường được chia thành 3 loại chính tương ứng với 3 màu sắc khác nhau: nước làm mát màu xanh, nước làm mát màu hồng và màu đỏ.

Nước làm mát ô tô màu đỏ: Có tỉ lệ pha chế với nước là 50:50. Loại nước làm mát này được khuyến nghị nên thay sau 5 năm hoặc sau 80,000 km đầu. Các lần thay tiếp theo sẽ áp dụng sau mỗi 40,000 km.

Nước làm mát ô tô màu xanh: Đây là loại không cần pha trộn mà sử dụng đổ trực tiếp và được khuyến nghị thay sau mỗi 2 năm sử dụng
Nước làm mát ô tô màu hồng: Đây là loại có độ bền cao hơn và không cần pha với nước và cũng được đổ trực tiếp vào bình.
Loại này được sử dụng sau khi chạy 160,000km và sau mỗi 80,000km cho các lần tiếp theo.

Không nên trộn các loại nước làm mát ô tô lẫn lộn với nhau, nên sử dụng dung dịch cùng màu với những lần đã sử dụng trước.

Có 2 tiêu chí quan trọng để đánh giá nước làm mát có tốt hay không:

Đầu tiên là khoảng nhiệt độ làm việc rộng (nhiệt động đóng băng sâu, nhiệt độ sôi cao)
Tiếp theo là hoạt chất sử dụng chống ăn mòn, hạn chế bám cặn ở trong động cơ.