Thời điểm vệ sinh bộ lọc khí thải catalytic

Bộ lọc khí thải catalytic là bộ phận quan trọng giúp giảm lượng khí thải động cơ ra môi trường. Vì nhiều yếu tố khác nhau sẽ dẫn đến bị lọc khí thải bị bẩn và hoạt động hết hiệu năng. Vậy thời điểm nào vệ sinh bộ lọc khí thải catalytic là phù hợp nhất. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn

I. Hệ thống khí thải Catalytic

Bộ lọc khí thải catalytic converter (DPF) thường được gọi là trung hòa khí thải. Là bộ phận quan trọng của xe ô tô có chức năng làm giảm lượng khí thải của động cơ ra ngoài môi trường. Và từ đó, bộ lọc khí thải catalytic được sử dụng rộng rãi

Xem thêm: Catalytic Converter là gì?
Bầu lọc khí thải catalytic bị bẩn gây tiêu hao nhiên liệu và giảm hiệu suất vận hành

II. Khi nào cần vệ sinh bầu lọc catalytic

Việc xe sử dụng dầu nhớt hay phụ gia không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng là một trong những nguyên nhân khiến việc sinh ra nhiều muội than và cặn carbon bám đầy trên bộ lọc xử lý khí thải (bộ xúc tác Catalytic) gây tắc ách và sẽ dẫn đến xe hoạt động ì ạch, khó đi, mức tiêu hao nhiên liệu tăng lên, giảm công suất của động cơ.

III. Phương pháp làm sạch bộ lọc

1. Dùng dầu nhớt chính hãng

Việc sử dụng dầu nhớt chính hãng, phù hợp với xe của bạn sẽ hạn chế tối thiểu chất cặn bẩn tồn lại trong bộ lọc khí thải, bởi phụ gia trong nhớt sẽ chứa nhiều thành phần tốt cho xe giúp bôi trơn tốt cho xe, vệ sinh cặn carbon, muội than cháy còn tồn động, Dầu nhớt chính hãng còn làm mát máy và giữ cho xe hoạt động bền bỉ trong thời gian dài.

Một số mã dầu nhớt của Đức đáp ứng tiêu chuẩn về chỉ số dầu nhớt cho xe Mercedes, BMW, Audi hay Lexus mà bạn có thể tham khảo German Adler 5W30, 10W30, 5W40,…

2. Dùng phụ gia vệ sinh hệ thống khí thải

Thay vì tháo gỡ trực tiếp bộ phận lọc khí thải, thì việc sử dụng các chất phụ gia có khả năng tẩy rửa hiệu quả đang được nhiều gara khuyến cáo sử dụng. Bởi việc tháo lắp đòi hỏi kỹ thuật viên phải có chuyên môn tốt và sự cẩn thận mới không làm hỏng các chi tiết máy.

German Adler Catalyst Cleaner là là phụ gia tẩy rửa hệ thống khí thải catalytic và  vệ sinh cặn carbon hệ thống buồng đốt: Supap nạp, supap xả, bugi, kim phun, buồng đốt, vòng piston, cảm biến oxy và đặc biệt là bộ xúc tác khí thải Catalytics.

Tham khảo sản phẩm: TẠI ĐÂY

Đối với các loại nhiên liệu đang sử dụng tại Việt Nam thường xuyên không đạt chuẩn, có thể nhiều chì và các tạp chất khác. Vì thế cặn carbon xuất hiện trong quá trình động cơ hoạt động là rất lớn.

Trung bình xe đi từ 2-3 vạn nên vệ sinh tổng thể buồng đốt và bầu catalytics một lần. Đặc biệt khi bầu Catalytic bị bẩn, các khí thải độc hại CO, NO, SO2 cần được trung hoà sẽ bị dồn ứ tại đó, bởi vì bề mặt các kim loại quý hiếm dùng để trung hoà khí thải đã bị cặn carbon tích tụ. Điều này làm cho công suất của xe giảm, dù đạp ga nhưng xe vẫn có cảm giác tăng tốc chậm và ì xe.